Nguồn gốc của bánh tráng nước dừa Bình Định
Nói đến bánh tráng nước dừa phải nói đến đặc sản bánh tráng nước dừa Tam Quan. Tam Quan là xứ dừa nên nguồn nguyên liệu về dừa cực kì phong phú. Lịch sử kể lại rằng, ngày xưa khi quân Tây Sơn cần một lượng lớn lương khô để đánh giặc ngoại xâm có thể mang đi đường dài thì bánh tráng được ra đời dựa trên hoàn cảnh đó.
Cho đến nay, câu chuyện về nguồn gốc bánh tráng dừa Bình Định vẫn còn lưu truyền trong dân gian. Thực khách khi đến Bình Định thưởng thức món bánh tráng sẽ thấy vị thơm của nước cốt dừa hòa lẫn với vị bùi của gạo mang đến cảm giác mới mẻ khiến người ta cứ ăn mãi không thôi.
Mua bánh tráng nước dừa ở đâu?
Ngày nay, để ăn một món đặc sản ở bất cứ địa phương nào cũng không còn quá khó khăn khi việc vận chuyển ngày một dể dàng hơn. Để có thể thưởng thức món bánh tráng nước cốt dừa Bình Định, Quy Nhơn bạn hoàn toàn có thể tìm mua nó ở các cửa hàng đặc sản Bình Định tại HCM.
Giá bán bánh tráng nước dừa
Đến với cửa hàng của BidiFarm, bạn sẽ mua được đặc sản bánh tráng nước dừa với giá 60.000đ/10 chiếc. Chất bánh tráng ở đây có mùi thơm và độ béo đậm đà hơn so với các loại khác ngoài thị trường và được làm tại chính quê hương Bình Định. Chắc chắn thực khách sẽ hài lòng khi thưởng thức.
Cách làm bánh tráng nước dừa Bình Định
Nguyên liệu để làm bánh tráng nước cốt dừa
- Bột mì xay
- Nước cốt dừa lấy từ trái dừa vừa phải và được thu hoạch vào ngày 7, 23 âm hàng tháng
- Mè
- Tiêu đen đập dập
- Hành hương
- Muối, tiêu, tỏi
Cách làm bánh tráng nước dừa Quy Nhơn
Cho bột mì đem trộn với nước cốt dừa và mè đã bóc sạch vỏ vào trộn đều. Cho thêm hành hương cắt mỏng và muối vào và trộn đều. Để có mẻ bánh tráng ngon thì bột mì xay cần phải chất lượng, có mùi vị gạo đặc trưng, nước cốt dừa phải vừa phải. Cơm dừa cũng phải chọn trái không quá già. Việc cho hành và muối vào phải đảm bảo vừa đủ để dậy mùi cốt dừa.
Tiếp theo là phần bếp lò tráng bánh. Bếp phải được xây kín xung quanh, chỉ có một lỗ nhỏ để cho củi vào. Phía trên đặt một cái nồi có kích thước lớn hơn bánh tráng và chứa nước bên trong. Nước này có tác dụng bay hơi để làm chín bánh tráng khi tráng lên trên.
Khi nước đã sôi và lửa đã đủ, người thợ bắt đầu cho hỗn hợp bột gạo với cốt dừa đã chuẩn bị lúc nãy lên khuôn rồi tráng ra với độ dày và kích thước hợp lí. Lúc này, người tráng bánh với công cụ trên tay sẽ tráng ra một cách đều tay để bánh tráng có độ dày thật đều.
Hơi nước sẽ làm chính hỗn hợp bột bánh. Sau đó thợ sẽ lấy bánh đặt lên phiên tre và đem phơi dưới nắng sẽ thu được bánh tráng nước dừa. Nếu nắng tốt thì phơi từ 1 – 1,5 ngày sẽ giữ được độ ẩm của bánh và giữ được mùi của bánh tráng. Nếu nắng yếu thì phơi từ 2 – 3 ngày để bánh đạt chất lượng như mong muốn.
Cách nướng bánh tráng nước dừa Bình Định sao cho ngon nhất
Thực khách khi mua bánh tráng nước dừa về thưởng thức. Nếu mua bánh tráng đã chín thì nên ăn lúc mới nướng xong sẽ cảm nhận được hương vị đậm đà từ bánh tráng nước cốt dừa. Nhưng nếu bạn mua bánh tráng sống về tự nướng thì nướng như thế nào mới ngon sẽ được Quy Nhon Me bật mí dưới đây.
Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị bếp than và cho than cháy đều 1 lớp. Bánh tráng nước cốt dừa phải nướng với than thì mới thơm và ngon nhất. Ngày nay tiện lợi hơn thực khách có thể dùng lò vi sóng ( Microwave). Trong vòng 10- 12 phút nhiệt độ nóng thì bánh sẽ chín giòn thơm phức.
Ăn kèm với chả ram tôm đất hoặc uống rượu Bàu Đá sẽ ngon hơn
Việc nướng trên bếp ga hay cồn cũng được nhưng nó sẽ không chín đều nếu nướng trên bếp ga và đậm mùi cồn nếu nướng trên cồn.
Sau khi chuẩn bị than đủ lớn, bạn đặt bánh tráng nước dừa cách than từ 5 – 7 cm và bắt đầu nướng. Nướng cho đến khi bánh tráng chuyển từ trắng sang vàng cam thì lúc đó bánh chính và ngon nhất.
Lưu ý trong suốt quá trình nướng, bạn phải trở bánh để tránh việc bánh bị cháy. Và khi nướng thì nướng đều bánh tráng thì bạn sẽ được 1 chiếc bánh tráng nước dừa Bình Định cực ngon và mùi thơm đậm đà bản chất quê hương.
Chúc bạn ngon miệng!