Tháp Cánh Tiên ở đâu?
Ngôi tháp cổ nằm chính giữa thành Đồ Bàn xưa
Tháp Cánh tiên ở Bình Định có vị trí nằm trên đỉnh một quả đồi thuộc địa phận thôn Nam Tân, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn.
Cẩm nang du lịch Quy Nhơn Bình Định hữu ích không nên bỏ qua
Ngôi tháp còn sở hữu một tên gọi khác nữa là tháp Đồng. Ngôi tháp này nằm chính chính giữa thành Đồ Bàn xưa.
Cách di chuyển đến tháp Cánh Tiên
Tháp Cánh Tiên Nhơn Hậu An Nhơn Bình Định nằm cách TP Quy Nhơn khoảng 25km
Tháp cánh tiên cách thành phố Quy Nhơn 25km về phía Tây Bắc. Bạn có thể thuê taxi Quy Nhơn đi là tiện nhất, hoặc thuê xe máy đi nếu muốn khám phá.
Từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, bạn di chuyển vào quốc lộ 1A về hướng Bắc vào thị xã An Nhơn (huyện An Nhơn), đến phường Đập Đá (ngày xưa là thị trấn Đập Đá).
Bạn sẽ thấy tấm biển chỉ dẫn rẽ trái vào đường Huyền Trân Công Chúa để đến tháp ở ngã ba đường Lê Duẩn và Huyền Trân Công Chúa. Thành Hoàng Đế – Lăng mộ Võ Tánh cũng nằm ở ngay gần đó.
Lịch sử tháp Cánh Tiên
Theo lịch sử, tháp được xây dựng dưới trời vua Chế Mân vào thế kỉ XII
Thư tịch cổ chỉ ra rằng thành Đồ Bàn được xây dựng vào triều đại của vua Yangpuku Vijaya vào cuối thế kỷ X. Đây cũng là triều đại đánh dấu sự kết thúc của vương quốc Champa từ thế kỉ XI đến thế kỷ XV.
Tháp được xây dựng dưới thời vua Chế Mân (Jaya Sinbavarman III) vào thế kỉ XII.
Theo sách “Đại Nam nhất thống chí”, nó còn gọi là An Nam cổ tháp, nằm ở thôn Nam An, huyện Tường Vân, thành Đồ Bàn.
“Tour de Curve” (Tháp Đồng) là tên mà các nhà nghiên cứu người Pháp dùng để gọi tháp này.
28 điểm du lịch Bình Định nhất định phải đi 1 lần
Kinh nghiệm du lịch quy nhơn phú yên? Lịch trình đi Quy nhơn Phú Yên chi tiết
Độc đáo khung cảnh quán cafe Surf Bar Quy Nhơn view biển
Kiến trúc tháp Cánh Tiên
Kiến trúc Tháp mang phong cách Bình Định xen lẫn kiến trúc Angkor Wat
Tuy mang phong cách Bình Định đặc trưng, song tháp vẫn chịu sự ảnh hưởng của kiến trúc Angkor Wat. Lý do của sự giao thoa này là vương quốc Khmer và Champa xưa thường xuyên giao lưu, buôn bán với nhau.
Từ xa, tháp hiện ra với cấu trúc hoành tráng với những khối hình lớn gây ấn tượng mạnh với du khách:
- Các cột ốp, những khung dọc trên mặt tường nằm giữa các cột ốp nổi lên tạo thành những mảng lớn khỏe khoắn.
- Phần vòm của các cửa giả vươn cao như những mũi giáo khổng lồ.
- Tháp trang trí ở góc các tầng cuộn lại thành những khối chắc nịch.
- Những phiến đá trang trí ở góc tường nhô ra như cánh tiên.
Ngôi tháp cổ Cánh Tiên với nhiều năm tồn tại cùng lịch sử (IG: yusuke_edge)
Trong số những tháp cổ còn lại ở Bình Định, tháp Cánh Tiên được đánh giá là ngôi tháp còn giữ lại được khá nguyên vẹn những kiến trúc cổ xưa. Thậm chí còn sở hữu lối kiến trúc độc đáo hiếm gặp.
Sự đặc biệt của tháp ở chỗ đây chỉ là một tháp đơn lẻ nhưng cấu trúc lại không có sự khác biệt so với những ngôi tháp vuông lớn nhiều tầng cao gần 20 mét của Chăm Pa.
Tháp có 4 tầng, càng lên cao tháp càng thu nhỏ dần. Kiểu dáng tựa đàn chim đang sải cánh bay.
Mỗi tầng đều có 4 tháp góc trang trí, mỗi góc lại có những tầng nhỏ. Từ vai tháp trở lên, bốn phía có hình dáng giống như cánh tiên bay lên nên được gọi là tháp Cánh Tiên.
Chi tiết chạm trổ cầu kỳ trên tháp Cánh Tiên Bình Định
- Phần đế tháp được xây cao trên một bình diện gần vuông, mỗi cạnh dài gần 10m với các đường giật cấp. Người ta trang trí các cột ốp tường bốn mặt quanh thân tháp, tỉ lệ nhô ra rất hài hòa với tổng thể kiến trúc tháp.
- Trên thân tháp có 4 cửa vòm nhọn chĩa ra 4 hướng. Nhưng chỉ có duy nhất cửa chính hướng Đông thông với lòng tháp, 3 cửa còn lại là cửa giả. Mỗi cửa giả lại có 3 tầng thu hẹp dần về bên trên. Mỗi tầng có 2 cột ốp tạo thành hình ô khảm ở dưới và hình cung nhọn ở trên. Tuy các cửa giả đã bị hư hỏng một phần nhưng ta vẫn nhận ra được cấu trúc ấn tượng của tháp.
Mỗi phần tháp đều có những chi tiết chạm khắc đặc biệt
- Diềm mai của tháp được thiết kế hơi nhô ra tạo thành bệ đỡ các tháp góc trang trí. Trông từ xa tháp như một ngọn đuốc khổng lồ nhờ những tầng nhỏ dần về phía trên. Những chi tiết hình đuôi phượng và thủy quái Makara – một loài thủy quái trong thần thoại Ấn Độ. Nó có nanh nhọn, vòi dài, được chạm khắc công phu ở bốn góc mỗi tầng tháp.
Như những ngôi tháp truyền thống khác, tháp cũng có cấu trúc hai phần: tiền sảnh và điện thờ. Tuy nhiên hiện nay toàn bộ cấu trúc phần tiền sảnh đã bị sạt lở. Kết cấu vật liệu xây tháp Cánh Tiên cũng là một điều đặc biệt.
Kinh nghiệm du lịch Cù Lao Xanh Quy Nhơn từ A – Z
Check in còn đường đi bộ ven biển Eo Gió Quy Nhơn siêu hot
Review Hòn Khô Quy Nhơn tự túc siêu chất lượng
Kinh nghiệm du lịch Kỳ Co tực túc – đầy đủ và chi tiết
Ở phần nửa phía ngoài các cột ốp tường, người ta đã trộn lẫn đá sa thạch vào nguyên vật liệu. Tạo nên những hoa văn được chạm khắc cầu kỳ, công phu.
Hiện tượng được coi là độc đáo trong kiến trúc tháp Chăm ở chỗ họ đã sử dụng đá để làm nên các góc diềm mai của tháp. Tất cả tạo nên vẻ đẹp thanh thoát, trang nhã nhưng cũng không kém phần uy nghi, bề thế cho tháp. Năm 1982, tháp vinh hạnh được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật Chăm.
Bên cạnh tháp Đôi hay tháp Bánh Ít, tháp Cánh Tiên cũng là một địa điểm du lịch thú vị cho những du khách thích khám phá. Bạn sẽ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kiến trúc đặc trưng của nền văn hóa Chăm Pa cổ xưa.
Hãy để Quy Nhơn Me làm phong phú thêm hành trình du lịch Bình Định của bạn với nhiều điểm đến hấp dẫn nhé!