THÁP NHẠN PHÚ YÊN HÙNG VĨ TRÊN ĐỈNH NÚI NHẠN

THÁP NHẠN PHÚ YÊN HÙNG VĨ TRÊN ĐỈNH NÚI NHẠN

Nằm giữa lòng thành phố, Tháp Nhạn đã trở thành một điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật, tín ngưỡng của người dân nơi đây. Không những vậy, di tích kiến trúc Quốc gia đặc biệt này còn thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm.

 

Tháp Nhạn di tích kiến trúc nằm ở phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

 

Lịch sử của Tháp Nhạn

Để nói về nguồn gốc của ngọn tháp này thì có rất nhiều câu chuyện cổ tương truyền. Có người kể rằng, xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na hạ phàm chỉ dạy cho người dân sinh sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ việc cấy cày, dệt vải đến kéo sợi… để họ có thể tìm cách kiếm sống mưu sinh.

Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi trời, người dân Chăm Pa nơi đây vì thương nhớ và muốn khắc ghi công ơn khai sáng cho dân tộc mình. Vì vậy, họ đã cho xây dựng ngọn tháp ấy để làm nơi thờ phụng nàng.

 

Tháp Nhạn Phú Yên di tích kiến trúc cái nhìn từ xa

 

Cũng theo một truyền thuyết khác thì xưa kia, Tuy Hòa là vùng đầm lầy trũng thấp có vô số thủy quái chuyên quấy phá đời sống người dân nơi đây. Thấy vậy Ông Trời bèn sai người khổng lồ xuống gánh đất lấp vùng trũng này lại, bảo vệ cuộc sống cho người dân.

Tuy nhiên khi lấp gần xong, người khổng lồ vội về nên đã gánh nhiều đá hơn khiến cho chiếc đòn gánh bị gãy. Đá từ hai gánh rơi xuống lại nhân gian, một bên tạo thành núi Chóp Chài, một gánh tọa trên núi Nhạn. Đó được cho là nguồn gốc xuất hiện của ngọn tháp.

 

Bản đồ Tháp Nhạn trên Google Map

 

Phú Yên Du lịch: Kinh nghiệm từ A đến Z – Quy Nhon Me

Còn về tên gọi “Tháp Nhạn” thì người dân ở đây có giải thích rằng là do có rất nhiều chim nhạn bay tới đây sinh sống, làm tổ nên ngọn tháp. Dần về sau, nơi đây cũng được đặt tên theo tên của loài chim này.

 

Kiến trúc Tháp Nhạn Phú Yên

 

Tháp Nhạn là một công trình kiến trúc cổ tuyệt vời của nền văn hóa Chăm Pa

 

Phần di tích kiến trúc tháp Nhạn được xây dựng gồm có 3 phần: Đế tháp, thân tháp và mái tháp. Mặt chân tháp và thân tháp được xây dựng đều là hình vuông, ý nghĩa tượng trưng cho đất, tổng chiều cao cả ba phần vào khoảng 24m. Chân tháp được thiết kế lớn hơn thân tháp, với chiều cao khoảng 3,3m.

 

Vẻ đẹp Núi Nhạn Phú Yên

 

Các hàng gạch phía trên được xây dựng lùi vào so với hàng bên dưới theo một trật tự nhất định, cứ như thế thu nhỏ dần rồi ôm sát vào thân tháp. Chân tháp là một khối lớn vững chãi bám sâu vào trong lòng đất, giúp nâng đỡ thân và mái của tháp.

 

Tháp Nhạn View đẹp

 

Thân tháp được thiết kế dạng hình vuông, mỗi cạnh dài 10,5m, cao khoảng 9,3m, tường dày khoảng 3m. Tường xây dựng thẳng đứng, được bổ trụ ở 4 góc, tạo gờ lồi lõm ở hai mặt bên và mặt sau của tường. Những biểu tượng chạm trổ, gờ chỉ trên thân tháp vô cùng đa dạng và phong phú. Nó không chỉ thể hiện nên ước vọng, hoài bão của con người mà còn phản ánh thế giới các vị thần linh.

 

Ngắm nhìn công trình kiến trúc đáng tự hào của Tháp Nhạn

 

Mái tháp có 4 lớp với chiều cao khoảng 8,5m. Lớp dưới cùng được thiết kế với 4 tai trụ lớn ở 4 góc, nhìn từ xa trông giống như bốn búp sen. Lớp thứ hai và thứ ba cũng đều có 4 búp sen, càng lên cao thì càng nhỏ lại và nhọn dần. Lớp trên cùng là một hòn đá lớn nguyên khối với đáy là hình vuông, phía trên cong và đều nhọn dần theo 4 phía, được gọt đẽo tinh xảo, đây chính biểu tượng của Linga. Linga là sinh thực khí nam, tượng trưng cho thần Shiva, một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo.

Bên trong tháp là một khoảng trống với chiều dài 4,5m, nền tháp cao 1,8m so với sân bên ngoài. Việc bài trí thờ cúng bên trong cũng rất đơn giản, không xây bệ thờ, chỉ làm bàn thờ bà Chúa Thiên Yana nhìn ra cửa. Toàn bộ tháp từ móng, đế, thân, cho đến mái tháp đều được xây bằng gạch đặc, chỉ có linga là bằng đá.

 

Dáng vẻ uy nghi, sừng sững của thap nhan trong ống kính du khách

 

Kiến trúc tháp được xây dựng phần nào thể hiện được nền văn hóa rực rỡ của người Chăm lúc bấy giờ. Hơn nữa, đến hiện tại đây vẫn được xem là di tích, là một kiến trúc sử dụng nghệ thuật cấp quốc gia khiến người dân tỉnh Phú Yên tự hào.

 

Vẻ đẹp của Tháp Nhạn Tuy Hòa

Với sự kết hợp hài hòa giữa vật liệu xây dựng, cùng với những đường nét kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc Chăm pa xưa, đã tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát và tuyệt mỹ. Cho dù oằn mình trải qua bao nhiêu năm tháng đi chăng nữa, tháp Nhạn vẫn đứng uy nghi sừng sững như một nhân chứng sống cho lịch sử, lúc trầm mặc dưới mưa bay, khi thì rực rỡ trong ánh chiều tà, hay lại lung linh khi màn đêm buông xuống.

 

Phần đầu thap nhan chạm khắc kiến trúc cổ đại Chăm Pa

 

Đến với tháp Nhạn du khách sẽ được chiêm ngưỡng hết những vẻ đẹp kiến trúc Chăm cổ kính, cũng như được tìm hiểu rõ hơn về một nền văn hóa còn ẩn chứa nhiều bí ẩn trong hành trình lịch sử dân tộc.

Đứng trên đỉnh núi Nhạn Phú Yên, phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Tuy Hòa, cùng dòng sông Đà Rằng trong xanh, uốn lượn phía dưới. Ngoài ra, vào các dịp lễ tết lớn hàng năm, tại tháp Nhạn được chọn để tổ chức những hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí.

 

Vẻ đẹp nui nhan tuyệt vời để check in

 

Đặc biệt, khi du khách ghé thăm nơi đây vào các ngày 21-22-23 tháng 3 âm lịch hàng năm, sẽ có cơ hội tham gia Lễ hội vía Bà nhằm tưởng nhớ công ơn của Thánh Mẫu Thiên Y A Na và vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch, tháp Nhạn còn diễn ra Hội thơ Nguyên tiêu, thu hút đông đảo sự quan tâm của giới văn nghệ sĩ và du khách gần xa.

 

Vẻ đẹp huyền bí của tháp nhạn phú yên khi màn đêm buông xuống

 

Xung quanh khu vực tháp Nhạn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng và khám phá những tấm bia, phiến đá to chạm trổ thành những cánh sen và được khắc chữ Phạn cổ – thư tịch duy nhất ở tháp còn sót lại đến ngày nay. Tháp Nhạn được gắn liền với nhiều giai thoại và ẩn chứa nhiều điều huyền bí luôn sẵn sàng chờ đón du khách đến khám phá trong chuyến du lịch Phú Yên.

 

Tháp Nhạn Lúc Hoàng Hôn

 

Vốn là một trong những điểm du lịch lý tưởng, không quá lạ khi tháp thu hút nhiều người tham quan vào cả ngày lẫn đêm. Mỗi sớm, từ trên đỉnh tháp, bạn có thể thả hồn mình vào đất trời rộng lớn, ngắm bình minh yên bình. Khi đêm đến, nơi đây lại mang vẻ thơ mộng, đầy mê hoặc với những ánh đèn nghệ thuật huyền ảo. Dù cho cách xa một vài cây số, bạn cũng có thể thấy được ngọn tháp.

 

Nét đẹp của tháp Nhạn là sự hòa quyện giữa hơi thở tự nhiên cùng nét cổ kính tâm linh của công trình kiến trúc cổ xưa

 

Từ tháp, du khách có thể di chuyển nhanh chóng đến nhiều điểm tham quan nổi tiếng và hấp dẫn khác như ghềnh Đá Đĩa, đầm Ô Loan, nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên hay núi Đá Bia, vịnh Vũng Rô, Bãi Xép,…

 

Tháp Nhạn điểm đến không thể bỏ lỡ

 

Vẻ đẹp của Tháp Nhạn chính là sự hòa quyện giữa hơi thở đến từ tự nhiên cùng nét cổ kính tâm linh của công trình kiến trúc cổ xưa. Có lẽ vì lý do đó, khi nhắc tới Tuy Hòa, người dân nơi đây thường rất tự hào và nhắc tới tháp như một biểu tượng đẹp, đầy sức hút.

 

 

Sinh hoạt vui chơi cùng Hội thơ Nguyên tiêu

Nếu bạn là một người yêu thơ ca thì không thể không biết đến hoặc được nghe qua một đêm thơ được tổ chức hằng năm mỗi dịp Nguyên Tiêu tại tháp Nhạn Phú Yên.

 

Người dân nơi đây đều rất hào hứng để tham gia các nội dung thơ ca bởi chúng 
mang đậm nét đẹp dân tộc Việt Nam ta

 

Theo chia sẻ của nhà thơ Dương Thái Nhơn thì vào năm 1980, khi mà bối cảnh đời sống kinh tế còn rất nhiều khó khăn, “Đêm thơ Nguyên Tiêu” được hình thành rất tự nhiên chỉ để thỏa lòng những con người yêu thi ca Việt Nam, nhưng cả người tổ chức và những người tham gia cũng không thể ngờ rằng lại đạt được những kết quả ngoài mong đợi những năm sau này.

 

Hội thơ Nguyên Tiêu được tổ chức hằng năm ở tháp Nhạn

 

Và chính vì thế, cứ đến hẹn lại lên, vào mỗi dịp Nguyên Tiêu – rằm tháng Giêng hàng năm, khi mặt trăng tròn và sáng nhất trên bầu trời đêm Phú Yên, mọi người lại kéo nhau về tháp Nhạn để nghe ngâm thơ, đọc thơ, bình thơ, nghe giới thiệu những bài thơ xuân được phổ nhạc…

 

Tháp Nhạn Phú Yên vào thời điểm các ngày hội đêm Nguyên Tiêu

 

Giữa cái không gian vô vàn nguồn cảm xúc ấy, đêm thơ Nguyên Tiêu trở thành một điểm sáng lung linh, một nét đẹp văn hóa trong lòng người tham dự và các du khách gần xa, giúp họ biết yêu đời hơn, yêu người hơn và có ý thức trân trọng cuộc sống…

Nếu bạn là người yêu thích lịch sử Chăm Pa, bạn đang có dự định đến thăm Tháp Nhạn Tuy Hòa – Phú Yên nhưng lại không biết nên đi như thế nào để thoải mái và tiết kiệm chi phí nhất thì đừng chần chừ hay nhanh tay liên hệ ngay với Quy Nhon Me travel – nơi cung cấp những tour du lịch đến tháp Nhạn nói riêng và những điểm du lịch Phú Yên nói chung uy tín nhất. Đến với Quy Nhon Me đảm bảo bạn sẽ hoàn toàn hài lòng với sự lựa chọn của mình.

Bãi Xép vẻ đẹp của sứ sở hoa vàng trên cỏ xanh.

Hải Đăng Đại Lãnh địa điểm check in nổi tiếng của giới trẻ.

Top địa chỉ cho thuê xe Phú Yên giá rẻ để đi Tháp Nhạn

Mũi Điện Phú Yên – Mũi Cực Đông đón ánh mặt trời Việt Nam

Nhà thờ Mằng Lăng cổ kính | Du lịch Tuy An Phú Yên

Đang xem: THÁP NHẠN PHÚ YÊN HÙNG VĨ TRÊN ĐỈNH NÚI NHẠN

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng