Đầm Thị Nại tỉnh Bình Định có chiều dài hơn 10km và bề rộng khoảng 4km, diện tích 5.000 ha.
Nơi đây nổi tiếng là nơi nuôi trồng nhiều loại thủy hải sản. Ngoài ra cảnh sắc thiên nhiên xung quanh đầm cũng tạo được những ấn tượng khó quên đối với du khách khi đến đây.
Đầm Thị Nại Quy Nhơn nằm ở đâu?
Đầm Thị Nại nằm ở địa phận thành phố biển Quy Nhơn
Du lịch Quy Nhơn Bình Định: Kinh nghiệm từ A đến Z năm 2020 – Quy Nhon Me
Đầm Thị Nại nằm ở địa phận thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định. Với diện tích hơn 5.000 ha, đây là đầm nước mặn lớn nhất tỉnh Bình Định.
Trước đây có thời gian đầm mang tên là Hải Hạc Đàm, nhưng trong dân gian vẫn gọi là đầm Thị Nại.
Tên địa danh này có nguồn gốc từ tiếng Champa, gọi đầy đủ là Thi Lị Bi Nại. Trong quá khứ, đây là hải cảng nổi tiếng của vương quốc Chiêm Thành.
Vị trí trên bản đồ:
Ngoài vẻ đẹp nên thơ, yên bình, đầm Thị Nại còn được lịch sử gọi tên là một địa danh gắn với những trận thủy chiến nổi tiếng và số phận của nhiều triều đại.
Đầm Thị Nại – địa điểm du lịch Quy Nhơn Bình Định có vị trí quan trọng, nằm ở cửa ngõ dẫn vào kinh đô Chiêm Thành và triều Tây Sơn sau này. Vì vậy, địa danh này chứng kiến nhiều trận đánh khốc liệt trong lịch sử.
- Vào năm 1284, Thoát Hoan là con trai vua nhà Nguyên cùng các tướng Toa Đô, Ô Mã Nhi chịu thất bại ê chề khi kéo quân vào cửa Thị Nại hòng đánh chiếm Chiêm Thành, sau đó phải bỏ chạy về Nghệ An và bị quân Đại Việt truy đuổi.
- Năm 1470, vua Lê Thánh Tông cùng 20 vạn tinh binh đánh bại quân Chiêm trên cửa Thị Nại, sau đó hạ thành Đồ Bàn.
- Năm 1799, đại binh do Nguyễn Ánh chỉ đạo đã đánh tan quân Tây Sơn trên cửa Thị Nại.
- Năm 1800, Trần Quang Diệu chỉ huy đội quân Phú Xuân đánh vào cửa Thị Nại và chiếm được thành Quy Nhơn, lúc bấy giờ do Võ Văn Dũng chiếm giữ.
- Năm 1801 diễn ra trận thủy chiến lớn nhất và cuối cùng giữa nhà Tây Sơn và đội quân của Nguyễn Ánh. Người đời sau ví đây là “trận Xích Bích” của người Việt.
Đầm Thị Nại là đầm nước mặn lợ lớn nhất Bình Định
Là đầm nước mặn lợ lớn nhất tỉnh Bình Định. Phù sa từ các nhánh sông Kôn, sông Hà Thanh đều đổ về đây, lâu dần bồi đắp khiến cho đầm càng đầy thêm.
Khi thủy triều lên, mặt đầm nước mênh mông, tạo sóng dập dìu như mặt biển. Khi thủy triều rút nước cạn để lại mặt đầm trơ trọi, lênh láng sình lầy. Vì vậy trong các sách cổ, nơi đây còn được gọi với cái tên đầm Biển Cạn.
Điều gì tạo nên sự thu hút cho đầm Thị Nại Bình Định?
Khi đi du lịch đầm Thị Nại, du khách nhất định phải thử cảm giác lênh đênh trên chiếc thuyền nhỏ, xuôi theo dòng nước.
Phóng tầm mắt tận hưởng khung cảnh thiên nhiên bao la hùng vĩ của đầm. Không những thế, du khách còn có cơ hội khám phá cuộc sống của những ngư dân làng chài với nhiều trải nghiệm mới lạ, thú vị.
Cuộc sống ngư dân là một trải nghiệm mới cho khách du lịch
Trong quần thể này có khu du lịch sinh thái đầm Thị Nại hay còn gọi là khu sinh thái Cồn Chim. Nơi đây được ví như lá phổi xanh của Quy Nhơn, là nơi tập trung hệ sinh thái đa dạng bao gồm:
- Rừng ngập mặn và 25 thảm cỏ biển.
- Hệ động vật có 64 loài phù du
- 76 loài cá
- Hàng trăm loài chim trong đó 23 loài thuộc nhóm chim nước và chim di cư, 10 loài chim rừng
Khu sinh thái Cồn Chim – nơi tập trung hệ sinh thái phong phú
Gần phía bờ Tây của đầm Thị Nại Quy Nhơn nổi lên một ngọn núi nhỏ nhìn xa tựa một ngôi tháp cổ. Có rất nhiều truyền thuyết về ngọn núi này được người dân truyền tai nhau.
Tương truyền rằng xưa kia có một ông thầy bói rất giỏi đến đây xây tháp, hành nghề. Ông bói giỏi đến nỗi nhiều người sùng mộ phải đi thuyền ra để được ông xem bói. Vì vậy ngôi tháp này có tên là tháp Thầy Bói.
Khung cảnh ảo diệu thích hợp cho những bức ảnh “triệu like”
Sau này khi ông thầy qua đời, tháp cũng bị phá sập do gió bão. Ngày nay, người dân chài lập một ngôi miếu nhỏ trên núi để thờ thủy thần.
Tuy nhiên cũng có thuyết cho rằng từ trước đến nay không có ngọn tháp nào cả. Tên Thầy Bói thực ra là tên một giống chim ăn cá. Miền Bắc hay gọi là chim Bói Cá, còn ở Bình Định người ta gọi là chim Thầy Bói.
Những chiếc thuyền nổi bật giữa đầm Thị Nại
Cho đến nay không ai biết được thuyết nào mới là đúng, nhưng không thể phủ nhận rằng sự xuất hiện của tháp Thầy Bói trên đầm đá khiến cảnh quan nơi đây thêm phần sinh động, đặc sắc.
Khi mặt trời ban sớm nhô lên khỏi dãy Triều Châu là lúc ta được phóng tầm mắt ngắm nhìn vẻ đẹp mờ ảo, huyền bí như lạc vào cõi tiên từ mặt đầm.
Cầu Thị Nại là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam dài gần 7km
Bắc ngang qua đầm là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam – cầu Thị Nại. Cây cầu có chiều dài gần 7km, nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội). Khi di chuyển trên cầu, toàn vẹn phong cảnh đầm Thị Nại Bình Định sẽ hiện ra trước mặt du khách với nhiều góc độ khác nhau.
Nước ở đầm thông với biển qua một cửa hẹp gọi là cửa Giã, người dân thường gọi là cửa Thị Nại. Cửa Giã được tạo ra trong thế “thủy khẩu giao nha” bởi Mũi Rùa bên bờ phía Tây và Gành Hổ thuộc dãy núi Phương Mai bờ phía Đông.
Vào mỗi thời khắc trong ngày, khi bình minh hay hoàng hôn, đầm Thị Nại Quy Nhơn đều mang một nét đẹp riêng.
Khi thì nắng chiếu ấm áp khiến mặt đầm óng ánh như dát vàng, khi lại phảng phất sự ma mị nhờ ánh tím đỏ chiều hoàng hôn. Tất cả tạo nên vẻ đẹp kiêu sa, huyền ảo.
Đầm Thị Nại đẹp mơ màng một chiều hoàng hôn
Đầm còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên quý giá. Có thể kể đến nhiều loại tôm cá nước ngọt, nước lợ, cua biển, hàu, ốc có thể đánh bắt quanh năm.
Trên đầm luôn xuất hiện những ngư dân chèo thuyền nhỏ hay lái xuồng máy làm nghề đánh bắt truyền thống như nghề giăng đăng, chồi rế, trủ ngao…
Hải sản nổi tiếng nhất ở đầm Thị Nại tỉnh Bình Định phải kể đến cá Nục, gồm hai loại là Nục Vọng và Nục Gai. Ngoài chế biến thành các món chính, cá còn được đem phơi khô hoặc làm mắm.
Du khách có thể mua đặc sản nước mắm Gò Bồi – nước mắm làm từ cá Nục về làm quà Bình Định cho người thân và bạn bè.
Đầm được thiên nhiên ban tặng nhiều nguồn tài nguyên
Nếu muốn hiểu thêm về văn hóa và đời sống ngư dân ở đầm Thị Nại Quy Nhơn, du khách đừng bỏ qua những câu chuyện kể về câu hò Bả trạo, hay còn gọi là hò Đưa linh.
Người ta hò điệu này với tâm nguyện rước hồn các Đức ông (cá voi) cùng những người đã khuất do sông nước trở về.
Qua điệu hò Bả trạo, những nét sinh hoạt, lao động đặc trưng của người dân chài như chèo thuyền, kéo lưới hay đời sống tinh thần của họ được hiện lên thật sinh động và chân thực.
Nếu đã đến với Bình Định thì bạn đừng bỏ qua đầm Thị Nại, nơi nổi tiếng với cảnh sắc đẹp và những người dân chài thật thà, chất phác.
Chia sẻ Kinh nghiệm du lịch Quy Nhơn Phú Yên chưa tới 3 triệu đồng
Tổng hợp các gói tour Quy nhơn 1 ngày chi tiết
28 cảnh đẹp Bình Định được ghé thăm nhiều nhất
Cùng công ty du lịch miền trung quy nhơn – Quy Nhon Me xem một video về Đầm Thị Nại nhé:
Thăm bảo tàng Quang Trung trên miền đất võ anh hùng
Kinh nghiệm du lịch đảo Hòn Khô (Quy Nhơn) chi tiết 2020
[Kinh nghiệm] Du Lịch Eo Gió Quy Nhơn từ A-Z | Quy Nhon Me
Kinh nghiệm du lịch Đảo Kỳ Co chi tiết 2020 – Quy Nhon Me
Kinh nghiệm du lịch cù lao xanh quy nhơn từ A-Z – Quy Nhon Me
Khu Du lịch Ghềnh Ráng Tiên Sa với vẻ đẹp như viên ngọc quý
Đặc sản bún song thằn Bình Định giàu dinh dưỡng
Món bánh tráng nước dừa Bình Định ngon
Thử thưởng thức bánh tráng Bình Định đặc sản ở đây